- Thể theo sự tích ngày
xưa, vua Vũ Đế bên Trung Hoa muốn tu hành học Đạo nhưng ước ao thấy được
Tiên Phật mới chịu gắng chí.
Vì vậy mà nhà vua ngày đêm khẩn cầu Trời Phật cho được thấy sự huyền diệụ..
Phật-Mẫu cảm ứng lòng thành, mới cùng Cửu Vị Nữ Phật và bốn vị Nhạc-kỹ cởi
chim loan xuống núi độ vua Vũ.
Vũ Đế thấy tiên xuất hiện, hào quang chói lòa mới dâng hoa quả tỏ lòng
thành kính... Vì thế, nên tượng thờ Phật-Mẫu phác họa theo sự tích ấy, mục
đích tiêu biểu lòng bác ái của Phật-Mẫu đối với những ai thành tâm cầu
nguyện.
Khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Phật-Mẫu cùng Cửu Vị Nữ Phật cũng xuống trần
độ người, nếu nhơn sanh biết thành tâm khẩn nguyện và nương theo đường đạo
đức. |
Nghĩa là nơi thờ Đức Phật, mẹ sanh cả nhơn loại và vạn
vật.
Vì mỗi vật hữu sanh nơi thế gian nầy đều do Cơ Tạo Đoan hóa dục sinh thành.
Cơ Tạo Đoan nầy do sự tác hợp và điều khiển của Đức Phật-Mẫụ
Trên cõi Thiên Đình, thể theo kinh sách thì tầng Trời thứ chín gọi là "Tạo-Hóa
Huyền-Thiên", có vị cầm quyền điều khiển cơ Tạo-Đoan là "Thiên-Hậu", gọi
là Phật-Mẫu Diêu-Trì.
Người Á Đông, thường gọi Phật-Mẫu là mẹ sanh và tạc tượng để thờ.
Phật-Mẫu lấy "Khí-Sanh-Quang" (fluide de vitalité) mà nuôi dưỡng từ linh
hồn đến thể xác của nhơn loại và chúng sanh.
Thế nên, mỗi vật sanh trưởng cõi phàm nầy đều thọ công ơn của Đức Phật-Mẫu
Diêu-Trì.
Nay lập Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Phật-Mẫu lại cùng Cửu Vị Nữ Phật nắm cơ huyền
vi độ rỗi các đẳng chơn hồn chúng sanh Càn-Khôn Vũ-Trụ.
Vì vậy, lập Điện-thờ để chư thiện tín nam nữ tưởng niệm ơn đức cao dày của
Phật-Mẫu; đồng thời làm tiêu chuẩn cho thế nhân mục kích nguồn cội sanh
hóa linh hồn mình mà hướng về đạo đức, sinh hoạt thiện lương cho linh hồn
khỏi bị đọa trầm khổ ảị..
Khi nhận thức được ý nghĩa mục đích kiến tạo Điện Thờ Phật-Mẫụ.. du khách
sẽ lần lượt đi vào nội dung kiến trúc bao trùm những bí ẩn huyền vi liên đới
sự phổ độ chúng sanh trong Tam-Kỳ thực hiện nầỵ..
Bước vào cửa Điện-Thờ, du khách thấy muôn vàn thể thức nên thơ, sắc màu
chói chan trước mắt...
Đưa mắt nhìn lên bao lơn môi giới giữa lầu và tầng dưới, du khách thấy tạc
những hình các vị trong Thập-Nhị Tứ-Hiếụ Thể thức ấy có ý nghĩa tượng trưng
sự hiếu thảo là căn bản đạo đức.
Nay khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng lấy sự hiếu thảo làm mục đích để thực
hiện đạo lý...
Hơn nữa, nơi thờ phượng Đấng sanh thành nhơn loại, chúng sanh nên tượng
trưng sự hiếu thảo để tiêu biểu căn bản phát huy đạo lý và thể hiện nghĩa
cao quý của nhơn loại cho nhân thế soi chung.
Vào trong Điện-thờ, du khách thấy phân làm ba căn rõ rệt: căn giữa rộng
hơn hai bên... Các lòng căn cũng thể hiện ý nghĩa huyền vi cõi vô hình.
Lần lượt quan sát, du khách thấy cả thảy có tám lòng căn. Thể thức ấy tượng
trưng "Bát-Cảnh-Cung" của Phật-Mẫụ
Mỗi lòng căn nhìn lên đều có một khung sơn màu xanh, phát họa hình rồng và
ngôi sao như một bức tranh sơn thủỵ..
Trên hai hàng cột song song để phân lòng căn giữa, có những tấm bảng nhỏ
hình quả tim, sơn nền vàng. Mỗi khi lễ, cúng, tế nơi những tấm bảng cây
nầy thường có cắm những cây cờ màu vàng tượng trưng phái Phật, bởi ý nghĩa
câu: "Phái vàng Mẹ lảnh dắt dìu trẻ thơ..."
Lần lượt vào trong Bửu-Điện, du khách sẽ thấy bàn ngoài thờ tượng
Phật-Thích-Ca, và bàn trong là Bửu-điện thờ cốt tượng Phật-Mẫu và Cửu Vị
Nữ Phật cỡi chim loan. Hình ảnh tạc trên bức tranh có cảnh núi non vô cùng
linh động... Du khách mơ màng đứng ngắm... Mùi hương trầm thoang thoảng
thơm tho làm say sưa khách tục... |
- Báo: là đáp lại, đền ơn,
trả nghĩa v.v...
- Ân: ơn huệ ban cho mình; công ơn đã thọ v.v...
- Từ: đây có nghĩa là "từ đường". Nên Báo-Ân-Từ còn là nơi thờ phượng
những bậc đại ân, để tỏ lòng hiếu nghĩa những bậc đại ân ấy là những chức
sắc lớn có công vĩ đại đối với nền Đạo, như Đầu Sư Thái Thơ Thanh... Sự
tôn thờ nầy còn là biểu thị niềm kính cẩn công ơn những bậc trên, bởi dày
công khai mở nền Đại Đạọ.. (Chúng tôi được am hiểu, vị trí kiến trúc Điện
Thờ Phật-Mẫu Hội Thánh đã chọn nơi khác... Nơi đây chỉ tạm buổi ban đầu
thôị Nhưng hiện nay có lẽ chưa đủ điều kiện nên Hội Thánh chưa thực hiện...)
|